CÙNG TÌM HIỂU ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐÁ NHÂN TẠO
Trong những năm trở lại đây, Việt Nam cũng đã có những bước tiến mới khi sử dụng và tự sản xuất đá nhân tạo trong nước để phục vụ nhu cầu của người dân trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên,không phải bất cứ người tiêu dùng nào cũng sẵn sàng đón nhận những sản phẩm này, nhiều người vẫn đang cân nhắc những ưu và nhược điểm của đá nhân tạo Việt Nam so với những loại đá nhân tạo nhập khẩu hay đá tự nhiên khác để có thể đưa ra quyết định cuối cùng cho mình.
Đá nhân tạo là gì?
Ưu và nhược điểm của đá nhân tạo
1. Ưu điểm:
– Chống bám bẩn: Đá thành phẩm bề mặt được đánh bóng và xử lý chống thấm, chống bụi bẩn rất tốt.
– Độ chịu lực: Chịu lực tốt, độ bền cứng cao.
– Khả năng thi công: Không có mối nối, có thể uốn cong ở nhiệt độ thích hợp, điêu khắc các họa tiết.
– Khả năng làm mới: Solid surface là vật liệu đồng nhất nên bề mặt đá có thể tái tạo giúp cho việc làm mới sản phẩm dễ dàng.
– Chống cháy và cách âm rất tốt.
– Chống trầy xước, chống ẩm mốc.
– Dễ dàng lau chùi vệ sinh.
– Có khả năng uốn dẻo ở một nhiệt độ nhất định.
– Là một vật liệu có thể được cắt, khoan, chạm trổ hoặc dát theo yêu cầu khách hàng.
– Màu sắc tươi tắn, sáng bóng.
– Giá thành rẻ hơn so với đá tự nhiên.
Chúng cũng mang những đặc điểm của đá tự nhiên như: Có khả năng uốn cong, khả năng xuyên sáng, khả năng ghép nối mà không nhìn thấy mối nối, đồng thời có khả năng hạn chế trầy xước và cũng rất đa dạng về màu sắc.